MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY TRONG BÀI THI NGỮ VĂN - SACHONTHI.COM : Chia sẻ Tài Liệu, Ebook, Sách PDF, Ôn thi THPT Quốc Gia
Bài mới
Đang tải...

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY TRONG BÀI THI NGỮ VĂN

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY TRONG BÀI THI NGỮ VĂN

Hoc mai 1368 xin giới thiệu với các bạn ôn thi dại học THPT Quốc Gia môn ngữ văn một số cách mở bài và kết bài trong bài thi tự luận nghị luận tác phẩm văn học



MỞ BÀI
1/ TÂY TIẾN
Đề tài người lính trong chiến tranh đã được rất nhiều nghệ sĩ khai thác. Một trong những điểm sáng của chủ đề này chính là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, được viết năm 1948. Qua “Tây Tiến”, người đọc bị choáng ngợp bởi thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hơn hết là vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Bằng bút pháp lãng mạn dựa trên cơ sở hiện thực, Quang Dũng đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ trước mắt người đọc.
2/ VIỆT BẮC
Là người, ai mà chẳng có trong tim một miền đất để nhớ để thương. Bởi
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp bút cho nhà thơ Tố Hữu viết nên bài thơ cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc đc mài giũa từ những tháng ngày mưa bom bão đạn.
2/ ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Năm 1971, ông đã bày tỏ một cách nhìn hoàn toàn mới về khái niệm Đất Nước trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc cho đến tận ngày nay.
3/ SÓNG
Con sóng ngàn đời cứ vỗ vào bờ như một quy luật bất biến bỗng nay làm lay động trái tim của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh ra đời năm 1968 như là một tiếng lòng của người con gái trong tình yêu, hồn nhiên tươi tắn nhưng cũng chất chứa nỗi lo âu và da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
5/ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Dường như mỗi nẻo đường quê hương đều đi liền với một dòng nước, và chốn rừng thiêng Tây Bắc cũng gắn bó với con sông Đà huyền thoại. Hùng vĩ mà thơ mộng, ào ạt mà tĩnh lặng…đó là những tính cách trái ngựơc mà sẽ như hiện thực sống động trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
6/ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
Dường như mỗi nẻo đường quê hương đều đi liền với một dòng nước, và xứ Huế mộng mơ cũng có một con sông Hương dịu dàng thủy chung. Dòng Hương giang từ khưở nào đã nuôi nấng bao tâm hồn của những thi sĩ lãng mạn. Và 1981, câu chuyện tình yêu của sông Hương đã ra đời dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang tên, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
7/ VỢ CHỒNG A PHỦ
Không ít các tác giả đã viết về chủ đề nhân dân miền núi trong các cuộc kháng chiến. Nhưng nổi bật hơn cả nhờ vào bút pháp hiện thực và nhân đạo của mình, Tô Hoài cùng truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, sáng tác năm 1952, đã khắc họa thành công chân dung của những người lao động thuộc dân tộc ít người miền núi Tây Bắc.
8/ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Tư tưởng triết lý nhân sinh đã được thể hiện dưới nhiều ngòi bút của các nhà văn lớn. Nhưng nổi bật nhất vẫn là Nguyễn Minh Châu với lối văn giản dị mà sâu sắc, thâm thía và nhiều dư vị. “Chiếc thuyền ngoài xa”, được sáng tác năm 1983, đã thể hiện rõ khía cạnh đó của phong cách Nguyễn Minh Châu.
9/ RỪNG XÀ NU
Không ít các tác giả đã viết về chủ đề nhân dân miền núi trong các cuộc kháng chiến. Trong đó không thể không kể đến Nguyễn Trung Thành với truyện ngắn “Rừng xà nu”, được sáng tác năm 1965. Qua “Rừng xà nu”, ta thấy được ý chí bất khuất và kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời tác phẩm còn tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn của Nguyễn Trung Thành.  
10/ HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ là một gương mặt không xa lạ trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Kịch bản của ông là sự kết hợp của yếu tố dân gian và hiện đại, từ đó đề cao cái tốt và phê phán mặt xấu của xã hội. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là tác phẩm kịch tiêu biểu cho phong cách Lưu Quang Vũ.

KẾT BÀI
1/ TÂY TIẾN
Tây Tiến như một bức tranh và cũng là một khúc ca giữa núi rừng Tây Bắc đại ngàn. Bức tranh của Tây Bắc hùng vĩ dữ dội mà thơ mộng trữ tình, và khúc ca bi tráng của người lính Tây Tiến trong suốt chặng đường hành quân gian khổ. Cho đến tận ngày nay, Tây Tiến vẫn là một tác phẩm có giá trị kêu gọi thanh niên trong thời kỳ hội nhập quốc tế phải có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng bằng những việc làm cụ thể. Chính nhờ những ý nghĩa ấy, Tây Tiến vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của nhà thơ Quang Dũng trong nền Thơ ca Việt Nam hiện đại.

2/ VIỆT BẮC
Việt Bắc là một bản hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta bấy giờ, cũng là bản tình ca sự thủy chung son sắt, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Cho đến tận ngày nay, Việt Bắc vẫn nhắc nhở mọi người sống nghĩa tình, biết ơn quá khứ, đồng thời kêu gọi thanh niên trong thời kỳ hội nhập phải biết ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và gìn giữ đất nước. Chính nhờ những ý nghĩa đó, Việt Bắc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của nhà thơ Tố Hữu trong nền Thơ ca Việt Nam hiện đại.

3/ ĐẤT NƯỚC
Đoạn trích “Đất Nước” trong “Mặt đường khát vọng” đã nổi bật cách nhìn mới hoàn toàn của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước : Đất Nước của Nhân Dân. Đoạn trích như một ngọn đuốc sáng soi đường cho thế hệ trẻ ở các đô thị bị chiếm đóng ý thức về trách nhiệm của mình với Đất Nước. Nửa thế kỷ trôi qua là bao thăng trầm lịch sử, giá trị của Đất Nước vẫn còn nguyên vẹn : kêu gọi thanh niên trong thời kỳ xây dựng đất nước phải biết ý thức trách nhiệm của mình, gìn giữ và xây dựng Tổ Quốc bằng những việc làm cụ thể. Chính nhờ những ý nghĩa đó, đoạn trích “Đất nước” nói riêng và trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền Thơ ca Việt Nam hiện đại.

4/ SÓNG
Bài thơ Sóng như một tiếng hát giữa chiến trường mưa bom bão đạn, làm sáng rực tình yêu hồn nhiên mà da diết của người con gái. Qua Sóng, ta nghe được những khát vọng chân chính như những con sóng từ trong trái tim của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh hay là trái tim của hàng triệu những cô gái ngoài kia, vẫn luôn khao khát một tình yêu đích thực dù cho chiến tranh có dã tâm giết chết tâm hồn của con người. Chính nhờ những ý nghĩa đó, Sóng vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong nền Thơ ca Việt Nam hiện đại.
5/ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Sông Đà, dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, đã hiện lên rất chân thực hai nét tính cách đối lập, hung bạo và trữ tình. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã bày tỏ tình yêu của mình đối với đất nước. Tác phẩm còn mang giá trị đến tận ngày nay, kêu gọi mọi người phải biết yêu quê hương đất nước, góp phần bảo vệ đất nước bằng những hành động cụ thể để góp phần gìn giữ và xây dựng cảnh quan đất nước. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Người lái đò sông Đà” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Nguyễn Tuân trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.
6/ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
Sông Hương, với nhiều góc độ quan sát và được thể hiện dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã hiện lên với nhiều góc độ khác nhau, làm nên vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế. Qua tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa vẻ đẹp của sông Hương, đồng thời dùng vẻ đẹp ấy để nói lên phẩm chất của con người xứ Huế : tài hoa, đài các mà thủy chung son sắt. Tác phẩm còn mang giá trị đến tận ngày nay, kêu gọi mọi người phải biết yêu quê hương đất nước, góp phần bảo vệ đất nước bằng những hành động cụ thể để góp phần gìn giữ và xây dựng cảnh quan đất nước. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.
7/ VỢ CHỒNG A PHỦ
Vợ chồng A Phủ đã tái hiện cuộc sống của người dân Tây Bắc trước Cách mạng một cách chân thực và sống động. Qua truyện ngắn, Tô Hoài đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người dân miền núi, đề cao, ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng trong họ, đồng thời phê phán thế lực hắc ám dùng cường quyền và thần quyền áp bức. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Vợ chồng A Phủ” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Tô Hoài trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.

8/ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Chiếc thuyền ngoài xa, dưới cái nhìn đa chiều của tác giả Nguyễn Minh Châu, đã rọi sáng những góc tối trong xã hội thời kỳ mới, từ đó gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về số phận con người, đặc biệt là người lao động. Tác phẩm vẫn mang giá trị cho đến tận ngày nay, bởi trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều những tệ nạn xảy ra hằng ngày, đòi hỏi mọi người phải có biện pháp thiết thực chung tay khắc phục. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Chiếc thuyền ngoài xa” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Nguyễn Minh Châu trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.

9/ RỪNG XÀ NU
Rừng xà nu qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành đã tái hiện thành công nhân dân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua truyện ngắn, tác giả đã viết nên thiên anh hùng ca hào hùng, ca ngợi tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền núi. Tác phẩm còn mang giá trị đến tận ngày nay, đòi hỏi thanh niên phải yêu nước, biết gìn giữ và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Rừng xà nu” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Nguyễn Trung Thành trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.

10/ HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một tác phẩm kịch ý nghĩa sâu sắc. Qua kịch bản, ta thấy được hàm ý sâu xa của Lưu Quang Vũ : những quyết định sai lầm và cảm tính của nhà cầm quyền có thể gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường mà chính nhân dân là người phải gánh chịu. Tác phẩm còn mang giá trị cho đến tận ngày nay, nhắc nhở những ai đang nắm giữ quyền lực phải luôn tỉnh táo và đem lòng phục vụ nhân dân chứ không vì lợi ích bản thân. Chính nhờ những ý nghĩa đó, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc dù cho sự bào mòn nghiệt ngã của thời gian, góp phần khẳng định vị trí tên tuổi của Lưu Quang Vũ trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.



MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY TRONG BÀI THI NGỮ VĂN Xêp hạng: 4.5 Đăng bởi: Sách Ôn Thi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét